KIỂM TRA PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ
LỢI ÍCH KHÓA HỌC
– Hiểu được nguyên lý và biểu hiện của phóng điện cục bộ trong hệ thống điện
– Biết được các dạng phóng điện cục bộ và mức độ nguy hiểm mỗi loại khi xảy ra sự cố
– Hiểu được các công nghệ kiểm tra thích hợp trong việc kiểm tra dạng phóng điện cục bộ
– Nắm được trình tự và phương pháp kiểm tra cho mỗi loại tài sản thiết bị như máy biến áp, tủ trung thế, cáp, GIS, động cơ, máy phát…
– Hiểu được cách chọn lựa thiết bị kiểm tra- giám sát PD phù hợp thiết bị và hệ thống.
ĐỐI TƯỢNG CỦA KHÓA HỌC
– Kỹ thuật viên, kỹ sư bảo trì chẩn đoán
– Giám sát và quản lý bảo trì
– Nhà thầu cơ điện, đơn vị cung cấp dịch vụ đo kiểm phóng điện cục bộ cho nhà máy
– Sinh viên ngành điện- điện tử, bảo trì chẩn đoán
Chi tiết Khóa học
NỘI DUNG KHÓA HỌC
Giới thiệu nguyên lý và cơ sở hình thành phóng điện cục bộ trong hệ thống
Các dạng phóng điện cục bộ thường gặp
-Floating electrode
-Corona
-Surface discharge
-Voids (internal discharge)
-Particle (đối với cách điện dạng lỏng và khí như SF6..)
Tìm hiểu và phân tích các công nghệ kiểm tra phóng điện cục bộ hiện nay
Phân tích dạng phóng điện cục bộ qua pattern, PRPD và PRPS
Thực hiện trên thiết bị PDetector của hãng PMDT cho các công nghệ truyền thống
-Airborne acoustic (ultrasound)
-Contact probe
-TEV
-HFCT
-UHF
Thực hành trên thiết bị Fluke ii910 với công nghệ siêu âm và Soundmap giúp định vị trí phóng điện và phân tích dạng phóng điện cục bộ (PD) nhanh chóng
Quy trình thực hiện đo kiểm phóng điện cục bộ cho các thiết bị đặc trưng:
-Tủ trung thế
-Máy biến áp
-Cáp trung thế
Báo cáo và phân tích một số case phóng điện cục bộ thực tế
Đang cập nhật
GIẢNG VIÊN VÀ CHỨNG CHỈ ĐẠT ĐƯỢC
- Giảng viên có chứng chỉ kiểm tra và phân tích phóng điện cục bộ level 2- hãng PMDT và chứng chỉ sử dụng – phân tích thiết bị kiểm tra phóng điện cục bộ từ hãng Fluke
- Học viên sau khi hoàn thành khóa học được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học kiểm tra và phân tích phóng điện cục bộ cho hệ thống điện, cấp bởi RCMI và Fluke Việt Nam