Hiện nay, chúng ta bắt gặp thuật ngữ IoT (Internet of Things) hay IIoT (Industrial Internet of Things) rất nhiều. Vậy chúng là công nghệ gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản, IoT là sự kết nối các thiết bị máy tính thông qua mạng internet, cho phép chúng ta gởi và nhận dữ liệu. IIoT là một mạng lưới các máy tính, thiết bị hay các đối tượng thông minh thu thập và chia sẻ dữ liệu trong nhà máy.
Có nhiều loại cảm biến phục vụ cho các giải pháp liên quan đến IoT. Chúng sẽ được lắp đặt tại nhà máy và sẽ cung cấp các dữ liệu có giá trị trong thời gian thực cho lãnh đạo. Mức cảnh báo có thể được tạo ra dựa trên các thông số có sẵn và gởi cho bất kỳ ai cần thông tin này. Phân tích dự đoán, giám sát theo thời gian thực, cảnh báo qua di động chỉ là một số cách mà IIoT có thể làm cho nhà máy của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Dưới đây là 5 yếu tố đang thúc đẩy nhiều công ty triển khai các giải pháp IIoT trong nhà máy của họ.
1.Chi phí phần cứng thấp
Đối với các nhà máy có nhiều thiết bị quan trọng cần giám sát thì chi phí cho cảm biến, dây cáp và phần cứng khi lắp đặt sẽ rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề khó khăn này sẽ được giải quyết nhờ cảm biến không dây, tích hợp nhiều tính năng. Bạn chỉ cần xác định những vị trí cần lắp đặt cảm biến, những thông tin bạn cần thu thập là gì và sử dụng những thông tin đó như thế nào.
2.Kết nối Internet toàn cầu
Kết nối internet toàn cầu giúp việc truy cập thông tin dễ dàng và nhanh chóng. Từ mọi nơi trên thế giới, bạn có thể đăng nhập vào hệ thống nội bộ công ty và xem bất kỳ điều gì bạn muốn. Một vài vấn đề cần làm rõ là: thông tin bạn muốn xem là gì? Bạn muốn nó hiển thị như thế nào? Bạn cho phép ai truy cập vào dữ liệu? Bạn lưu trữ những thông tin đó ở đâu? Vấn đề bảo mật của các thiết bị này?
3.Nhiều thiết bị và cảm biến hỗ trợ IoT
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị và cảm biến hỗ trợ IoT. Các cảm biến này có thể đo áp suất, chuyển vị, rung động, tốc độ, nhiệt độ, dòng, độ ẩm, … Chúng sử dụng nhiều loại tín hiệu đầu vào khác nhau như điện từ, quang, vô tuyến, … Ngoài ra, chúng còn có thể giao tiếp với nhiều loại giao thức khác nhau như internet, không dây, Bluetooth. Bên cạnh đó, có hàng trăm thương hiệu để bạn lựa chọn với giao diện hoạt động như các thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng).
4.Công cụ phân tích thông minh
Đội ngũ kỹ sư của bạn có thể theo dõi tất cả các thông tin, dữ liệu 24/7? Ai có thể đọc hiểu những dữ liệu? Nên xem dữ liệu nào để đưa ra quyết định thực hiện sửa chữa?
Với các phần mềm IIoT hiện nay (đi kèm với cảm biến từ nhà sản xuất), việc giám sát và phân tích sẽ đơn giản hơn. Thông qua các dữ liệu từ cảm biến, phần mềm có thể tự động thiết lập các ngưỡng cảnh báo và tự chẩn đoán nhờ công nghệ AI. Thiết bị cũng được giám sát theo thời gian thực, nhờ đó có thể lên kế hoạch sửa chữa gần như ngay lập tức. Đây là giá trị lớn nhất mà công nghệ này mang lại.
5.Dịch vụ lưu trữ đám mây
Thông thường, dữ liệu sẽ được lưu trữ tại máy chủ vật lý. Tuy nhiên, nó luôn tìm ẩn những rủi ro và hạn chế như: lỗi phần cứng, không có dữ liệu backup, khả năng truy cập hạn chế, … Lưu trữ đám mây có thể khắc phục được những yếu điểm này đồng thời còn thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. Người dùng có thể dễ dàng truy cập từ bất kỳ đâu bằng thiết bị di động cũng như dữ liệu được lưu trữ và đồng bộ hoàn toàn tự động hay không phải đối mặt với việc mất dữ liệu khi phần cứng bị hỏng.
Tất cả những lý do trên đều góp phần tạo nên hiệu quả cao trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nghệ IIoT trong nhà máy là sự kết hợp lý tưởng của cảm biến không dây, công nghệ AI cùng với lữu trữ và phân tích đám mây.
Nguồn tham khảo, Mark Cox, Advanced Technology Services
🌏 Website: rcmi.com.vn
👥 Fanpage: RCMI
📲 Hotline: 0828 822 922
📧 Mail: customer@rcmi.com.vn